Các loại thuế trong Doanh nghiệp Năm 2024

1. Các loại thuế trong doanh nghiệp

Các loại thuế trong doanh nghiệp năm 2023 chắc chắn là mối quan tâm hàng đầu của các bạn muốn thành lập công ty và mới tiếp xúc mới quy mô kinh doanh này, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau:

a. Thuế Môn bài

Thuế môn bài hay hay còn gọi là Lệ phí môn bài: Là khoản chi phí cố định phát sinh trong doanh nghiệp Cũng như trong trong công ty TNHH bạn bắt buột phải nộp hằng năm.

Thời hạn nộp: Chậm nhất là ngày 30/01 đầu năm. Nếu là phát sinh thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mới là 30 ngày sau khi thành lập.

Các tính thuế Môn bài:

  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ là 2 triệu / năm
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ là 3 triệu/ năm
  • Văn phòng, chi nhánh …: 1 triệu / 1 cơ sở / năm
  • Nếu văn phòng, chi nhánh … Không thuộc trường hợp được miễn thuế: 500.000 đồng nếu thành lập sau 30/06.

b. Thuế GTGT

Thuế GTGT hay còn gọi là Thuế Giá trị gia tăng – một loại thuế được áp dụng trên giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho khách hàng. Nó được tính dựa trên tỷ lệ quy định và được ghi trên hóa đơn hoặc biên lai thanh toán. Thuế GTGT là một trong những nguồn thuế quan trọng cho chính phủ và đóng góp vào việc quản lý kinh tế của quốc gia.

Các loại thuế suất thuế GTGT hiện nay.

  • Không chịu thuế: Thường chỉ áp dụng cho hàng nông sản, các sản phẩm từ nông nghiệp
  • Thuế GTGT 0%: Thuế 0% khác với không chịu thuế là “CÓ THỂ HOÀN THUẾ”. Thuế 0% phổ biến nhất là hàng xuất khẩu.
  • Thuế GTGT 5%: Thuế 5% dùng chỉ yếu cho nhu yếu phẩm
  • Thuế GTGT 10%: Thuế 10% là phổ biến nhất và hầu hết các sản phẩm đều áp dụng thuế suất này

Thời hạn nộp: Kết thúc kỳ báo cáo thuế. Tùy theo công ty báo cáo thuế theo quý hay theo tháng. Thì hạn nộp báo cáo cũng là hạn nộp thuế

  • Báo cáo thuế theo quý: Doanh nghiệp mới thành lập năm đầu, Doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ/ năm Có quyền chọn nộp theo quý. Nộp theo quý chập nhất là ngày 30 của tháng tiếp theo khi kết thúc quý (không phải ngày cuối tháng mà và ngày 30 nhé)
  • Báo cáo thuế theo tháng: Tất cả các doanh nghiệp có quyền lựa chọn nộp theo tháng. Nộp theo tháng là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Cách tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào – Thuế GTGT kỳ trước dư chuyển sang (nếu có)

  • Thuế GTGT đầu ra: là tổng tiền thuế trên Hóa đơn bán hàng mà bạn xuất cho khách hàng.
  • Thuế GTGT đầu vào: Là thuế GTGT của hóa đơn mà nhà cũng cấp xuất cho bạn.
  • Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang: Nếu thuế GTGT đầu vào của bạn nhiều hơn đầu ra – KHÔNG PHẢI NỘP THUẾ – số tiền này được chuyển sang kỳ sau để cấn trừ tiếp.

c. Thuế TNDN

Thuế TNDN: là thuế Thu nhập doanh nghiệp. Thuế này được tính và nộp Báo cáo tài chính. Thuế TNDN được tính dựa trên lợi nhuận của Công ty trong năm.

Thời hạn nộp thuế TNDN: Theo quy định hiện hành thì chia làm 2 đoạt nộp

  • Trước 30/12 cùng năm nộp 80% thuế TNDN tạm tính trong năm
  • Trước 30/03 năm sau nộp toàn bộ số thuế TNDN theo báo cáo tài chính

Cách tính thuế TNDN: Lợi nhuận x thuế suất

  • Lợi nhuận: là tổng doanh thu – các chi phí hợp lệ
  • Thuế suất: Thường là 20% (Tuy nhiên có những trường hợp ưu đãi hoặc ngành nghề kinh doanh đặc thù)

d. Thuế đặc thù khác

Ngoài ra còn các loại thuế đặc thù khác không quá phổ biến nên chúng tôi chỉ liệt kê cho các bạn biết thêm.

  • Thuế Nhập khẩu
  • Thuế xuất khẩu
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế môi trường

Trên đây là các loại thuế trong Doanh nhiệp Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn phải nộp hộ 1 số khoản thuế khác cho khách hàng, người lao động và các đối tác. Xem thêm trong phần sau.

Các loại thuế trong doanh nghiệp năm 2023
Các loại thuế trong doanh nghiệp năm 2023

2. Các khoản phải nộp khác trong Doanh nghiệp

Thường thấy nhất là 2 khoản nộp hộ các doanh nghiệp hay phát sinh mà không phải là các loại thuế trong Doanh nghiệp nhưng công ty có trách nhiệm khai và nộp cho các cơ quan quản lý.

a. Thuế TNCN

Thuế TNCN là thuế Thu nhập cá nhân của người lao động.

Trường hợp khai và nộp thuế TNCN: Thuế TNCN chỉ khai và nộp khi có phát sinh số thuế cần phải nộp. Thời điểm nộp là cùng kỳ báo cáo thuế của công ty.

Cách tính thuế TNCN: có 2 cách tính thuế TNCN hiện nay.

  • Tình thuế từng lần: như sổ xố, hoa hồng, hợp đồng cộng tác … là 10%
  • Tình thuế TNCN của lao động: Đối với người có thu nhập dưới 10 triệu / tháng sẽ không phải đóng thuế TNCN. Nếu trên sẽ lạp dụng thuê từ 5-35% trên mức thu nhập tính thuế.

b. Chi phí BHXH

Chi phí BHXH: Là các khoản phải nộp cho Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Tai nạn lao động, Công đoàn. Ở đây mình chỉ nói chung để các bạn chủ doanh nghiệp dể hình dung.

Trường hợp khai và nộp BHXH: Khi có đăng ký BHXH cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thời hạn Nộp tiền theo kỳ Báo cáo thuế, Thời hạn khai BHXH khi có thay đổi (tăng, giảm, thay đổi) Trước 10 ngày khi có thay đổi.

  • Chi phí BHXH của Doanh nghiệp: Hiện tại là 21.5% trên lương đóng BHXH của người lao động. Khoản chi phí này được trừ vào chi phí tính thuế TNDN của doanh nghiệp – (1 loại chi phí)
  • Chi phí BHXH của người lao động: Hiện tại là 10.5% Và được trừ vào lương người lao động.

c. Các loại thuế khác

Ngoài ra còn các loại thuế trong doanh nghiệp mà công ty phải nộp hộ bạn có thể tham khảo thêm nếu cần.

  • Thuế nhà thầu
  • Thuế TNCN hợp đồng cộng tác
  • Thuế TNCN cho thuê
  • Thuế nhà thầu cho khác hàng

3. Các chi phí Doanh nghiệp phải chi nếu không Phát sinh

Kết lại nếu doanh nghiệp mới thành lập và không phát sinh gì. Bạn cần phải chi những chi phí gì? Các loại thuế trong doanh nghiệp phải nộp dù không phát sinh

  • Lệ phí môn bài: Miễn phí đến hết 31/12 cùng năm. Chỉ đóng cho năm sau (2 triệu hoặc 3 triệu trên năm)
  • Chi phí Kế toán: để nộp các Báo cáo thuế đúng hạn (tầm 1 triệu / tháng cho các báo cáo trắng)

Chúc các bạn muốn thành lập Công ty TNHH thành công.

Kiến thức về công ty TNHH
Kiến thức về công ty TNHH

🎯 Hãy ỦNG HỘ CongtyTNHH.vn 🎯🙏 bằng cách share và nhấn vào quảng cáo.

4.9/5 - (299 bình chọn)

Công ty TNHH Kế Toán Vạn Phúc

Dịch vụ thành lập công ty tại vĩnh long
icon zalo
0823 369 333 gọi điện thoại
Scroll to Top