Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? quy đinh ở đâu trong công ty của bạn?

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là công ty có 1 chủ sơ hữu: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức với 1 số đặc điểm như sau:

Về mặt pháp lý:

  • Chủ sở hữu: Chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức duy nhất làm chủ sở hữu.
  • Trách nhiệm: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm giới hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã góp.
  • Vốn điều lệ: không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa khi kinh doanh
  • Điều lệ: Do chủ sở hữu tự soạn thảo và quyết định.
  • Cơ cấu tổ chức: Gồm chủ sở hữu và ban giám đốc (hoặc giám đốc).
  • Giấy phép kinh doanh: Do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp.

Về mặt hoạt động:

  • Quyền hạn tập trung: Chủ sở hữu có quyền quyết định mọi việc trong công ty.
  • Linh hoạt: Dễ dàng thành lập, thay đổi điều lệ và giải thể.
  • Hình thức huy động vốn: Chủ yếu là tự góp, có thể vay vốn ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu.
  • Lợi nhuận: Chủ sở hữu được hưởng cổ tức, lợi tức từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Như vậy, Chủ sở hữu là người có quyền cao nhất trong Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

Ngoài ra:

  • Công ty TNHH 1 thành viên không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
  • Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.
Công ty TNHH MTV là gì?
Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

Như vậy về Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên là đơn giản nhất với chủ sở hữu có thể kiêm luôn giám đốc và quyết định mọi việc trong công ty

Xem thêm: Công ty TNHH 1 thành viên là gì

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Để có Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên thì việc đầu tiên là thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Kế toán Vạn Phúc sẽ giúp bạn thành lập công ty TNHH 1 thành viên ngay tại nhà chỉ từ 369.000 đồng

Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên
Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

Tổng chi phí thành lập công ty 369.000 đồng khách hàng nhận được gì?

Tổng trọn gói dịch vụ thành lập công ty tại Vĩnh Longcủa CongtyTNHH.vn là 369.000 đồng, mức phí này đã bao gồm: lệ phí nộp nhà nước và phí dịch vụ tại CongtyTNHH.vn. Cụ thể như sau:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Hồ sơ Điều lệ công ty và bộ hồ sơ thành lập ban đầu
  • Tư vấn thuế, kế toán sau khi thành lập công ty

Đồng thời hỗ trợ mua các sản phẩm dịch vụ cần thiết với giá ưu đãi

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói tại Vĩnh Long

Tổng chi phí thành lập công ty 4.900.000 đồng khách hàng nhận được gì?

Tổng chi phí trọn gói thành lập công ty năm 2024 là 4.900.000 đồng khách hàng sẽ nhận được trọn bộ mà Doanh nghiệp mới thành lập cần có:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Hồ sơ Điều lệ công ty và bộ hồ sơ thành lập ban đầu
  • Con dấu tròn công ty
  • Con dấu tên giám đốc
  • Biển hiệu công ty
  • Chữ ký số 3 năm
  • Hóa đơn điện tử 500 số
  • Đăng ký thuế điện tử
  • Hỗ trợ liên hệ mở tài khoản ngân hàng
  • Nộp hồ sơ khai báo thuế ban đầu
  • Tư vấn kế toán và thuế cho doanh nghiệp

Khi bạn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Kế toán Vạn Phúc sẽ được ưu đãi khi sử dụng Dịch vụ kế toán trọn gói tại Vĩnh Long

Trong quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì Điều lệ công ty có quy định cụ thể về Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên theo công ty của Bạn

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên

Cụ thể theo quy đinh của Điều lệ công ty thì Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên như sau:

cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên
cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

Điều 9. Cơ cấu tổ chức quản lý

  1. Công ty có Chủ tịch công ty, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).
  2. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).
  3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.

Điều 10. Chủ tịch công ty

  1. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc); chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt.

Điều 11. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc)

  • Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).
  • Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có quyền và nghĩa vụ sau đây:
    • a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty;
    • b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
    • c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
    • d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
    • đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty;
    • e) Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty;
    • g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
    • h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty;
    • i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
    • k) Tuyển dụng lao động; .
    • l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
  • Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
    • a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;
    • b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.

Điều 12. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của người quản lý công ty

  1. Người quản lý công ty được hưởng tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
  2. Chủ sở hữu công ty quyết định mức tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch công ty. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
  3. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm toán viên có thể do chủ sở hữu công ty chi trả trực tiếp theo quy định.

Điều 13. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ

  1. Các tranh chấp nội bộ giữa Công ty liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể Công ty trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải.

  2. Trường hợp giải quyết tranh chấp nội bộ theo phương thức thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên được quy định cụ thể trong điều lệ công ty khi Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói cho công ty TNHH chỉ từ 300k

 Kế toán Vạn Phúc còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp khác như:

Hãy liên hệ ngay với Kế toán Vạn Phúc để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật tại Vĩnh Long!

Kế toán Vạn Phúc là người BẠN đồng hành cùng bạn Khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp

4.9/5 - (299 bình chọn)

Công ty TNHH Kế Toán Vạn Phúc

Dịch vụ thành lập công ty tại vĩnh long
icon zalo
0823 369 333 gọi điện thoại
Scroll to Top