Có nhiều cách hiểu công ty là gì? Nhưng đâu là 2 các hiểu phổ biến nhất:
- Công ty là các một loại hình doanh nghiệp Việt Nam
- Hay công ty có thể hiểu đơn giản là: Tổ chức hoạt động kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nó có thể được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh và có thể được đăng ký với các cơ quan pháp luật để hoạt động hợp pháp.
- Công ty có pháp nhân riêng: tự quản lý tài sản, nguồn vốn, nợ … với Tên công ty đã đăng ký và làm tăng uy tín Của tổ chức kinh doanh. Được đăng ký và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.
Tuy vậy không phải 100% công ty đều uy tín. Bạn nên tìm hiểu kỹ nếu muốn giao dịch, mua bán, làm việc với 1 công ty cụ thể. Không thiếu các trường hợp công ty “ma”, Nợ thuế, Trốn thuế …. Mua bán hóa đơn
Như vậy chúng ta đã xong Công ty là gì? Vậy có các loại công ty nào? Chưa hết còn tiếp …
2. Các loại hình công ty ở Việt nam
Công ty là gì? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Việt nam Hiện tại có 5 loại hình Doanh nghiệp: Phổ biến nhất là Công ty TNHH (Các gọi chung công ty TNHH MTV và công ty TNHH 2TV trở lên – Vì 2 loại hình này chỉ khác nhau về số chủ sở hửu thôi)
- Công ty TNHH MTV (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên): Do một thành viên làm chủ công ty và có trách nhiệm trên tổng số vốn điều lệ công ty. Hầu hết các ngành nghề đều đăng ký được
- Công ty TNHH 2 TV trở lên (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) Do 2- 50 thành viên làm chủ công ty (tối đa chỉ được 50) và có trách nhiệm trên tổng số vốn điều lệ công ty. Hầu hết các ngành nghề đều đăng ký được
- DNTN (Doanh nghiệp tư nhân): Khác với công ty TNHH, DNTN phải chịu trách nhiệm trên tổng tài sản chủ công ty (hơi căng 🥲).
- Công ty CP (Công ty cổ phần): Là loại hình doanh nghiệp phổ biến thứ 2. Công ty do trên 3 thành viên sở hữu. Các cổ đông này góp vốn dựa trên số lượng cổ phiếu (Giá cổ phiếu do danh nghiệp xác đinh). Công ty cổ phần còn có thể có quyền phát hành cổ phiếu, niêm yết trên sàn chứng khoán ….
- Công ty hợp danh: Công ty hợp doanh thường gặp như công ty kế toán, kiểm toán, luật … Được phân làm 2 nhóm chủ sở hữu (Thành viên hợp doanh và thành viên góp vốn) Thành viên hợp doanh chịu trách nhiệm vô hạn, Còn thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trên số vốn gốp.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau. Do vậy nếu bạn muốn thành lập công ty nên tìm hiểu các đặc trưng của từng loại hình để chọn ra được loại hình công ty phù hợp với mô hình kinh doanh, ngành nghề và định hướng phát triển trong tương lai
Vậy là xong công ty là gì? tiếp theo ….
3. Vì sao phải thành lập công ty?
Từ nhiều góc nhìn hay gặp CongtyTNHH.vn xin tổng hợp lại 1 số lý do hay thành lập công ty?
- Thành lập công ty để xuất hóa đơn đỏ và ký hợp đồng: do hầu hết công ty đầu cần chứng từ chưng minh giao dịch, nên khi mua bán với công ty họ thường yêu cầu hóa đơn, hợp đồng … do vậy là cho các cá nhân kinh doanh phải thành lập công ty để đáp ứng nhu cầu.
- Thành lập công ty để tăng uy tín, nhận diện: Khi thành lập, thông tin công ty bạn sẽ được thu thập, công bố rộng rải thông tin. đều này làm tăng độ nhận diện và uy tín khi giao dịch mua bán.
- Thành lập công ty để bán lại công ty: Khi thương hiệu ban đủ lớn, việc bán lại công ty sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ và cá nhân kinh doanh không thể làm được (chẳng lẽ bán thân ???)
- Thành lập công ty để huy động vốn: Vay vốn, góp vốn, vay ngân hàng, nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp… Điều và các bạn trẻ đang làm để tiếp cận được các khối vay ưu đãi.
- Thành lập công ty để đảm bảo tài sản cá nhân: Một số các loại hình công ty chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn gốp. Nên nếu 1 công ty có vấn đề sẽ không làm ảnh hưởng đến tài sản cá nhân và các công ty khác (có cùng sở hữu) – Các ông chủ tập đoàn lớn lập nhiều công ty
- Thành lập công ty để giảm thuế: Thuế thu nhập cá nhân kinh doanh tính trực thu và có hướng tăng dần theo mức thu nhập. Trong khi công ty chỉ tính thuế TNDN trên lợi nhuận.
Hết phần này bạn đã có thể hiểu được Công ty là gì? Vì sao phải thành lập công ty?
Tuy nhiên các công ty còn phải chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng bằng các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế …
4. Các nghĩa vụ của công ty
Tuy nhiên không phải thành lập công ty không có những vấn đề. Vấn đề là công ty có làm được không 😀
Nghĩa vụ kê khai
- Khai thuế với Chi cục/ cục thuế
- Khai lao động với BHXH
- Khai phòng cháy với PCCC
- Khai báo cáo hoạt động với Cục thống kê
- Khai xuất nhập khẩu với Hải quan
Mỗi loại kê khai có quy định về nội dung, thời gian … Nên công ty lúc nào cũng cần 1 bộ máy kế toán (có thể thuê, hoặc dùng dịch vụ) để quản lý chuyên môn – Vì phạt ghê lắm 😀
Nghĩa vụ nộp thuế: khi có thuế phát sinh (theo tháng, quý, năm, lần …)
Mong là qua bài Công ty là gì? đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất. Xem thêm các bài sau nếu chưa có “Cái nhìn tổng quan nhất” :v
CongtyTNHH.VN – nơi chia sẽ kiến thức về công ty TNHH
🎯 Hãy ẤN VÀO QUẢNG CÁO 🎯🙏