Hồ sơ – Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ - Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên dành cho các bạn đang quan tâm và muốn thành lập công ty TNHH nêm biết

Công ty TNHH

Công ty TNHH là gì 

Công ty TNHH tiếng Anh La gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng anh là: COMPANY LIMITED. Xem chi tiết tại Tên công ty hay và ý nghĩa để biết thêm các thông tin về tên công ty và cách dịch sang tiếng anh.

Công ty TNHH có thể hiểu là 1 tổ chức kinh tế có Có pháp nhân riêng và tham gia kinh doanh các ngành nghề đã được đăng ký và chịu trách nhiệm hữu hạn dựa trên vốn điều lệ đã đăng ký.

Theo Luật doanh nghiệp 2020 Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm: Công ty TNHH 1 Thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Sự khác biệt có thể tóm gọn như sau:

Công ty TNHH 2 thành viên là Công ty TNHH nhưng có từ 2 đến tối đa 50 thành viên cùng góp vốn để thành lập công ty. Và Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức với Hội đồng thành viên quản lý mọi hoạt động của Doanh nghiệp

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH MTV cũng là Công ty TNHH nhưng có 1 thành viên góp vốn và có vay trò là chủ sở hữu công ty. Quyết định và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của doanh nghiệp

Tuy nhiên: Công ty TNHH MTV có hạn chế là các chi phí liên quan đến chủ sở hữu không được tính khi tính thuế TNDN của công ty bào gồm

    • Lương Chủ sử hữu kiêm luôn Giám đốc: Bao gồm tiền lương, chi phí BHXH ….
    • Công ty thuê tài sản của chủ sở hữu
Hồ sơ - Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ – Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Xem thêm: So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp đơn giản để thành lập với hồ sơ bao gồm

  • Đề nghị thành lập công ty – theo mẫu Phụ lục I-2
  • CCCD công chứng của chủ sở hữu
  • Điều lệ công ty (Không có mẫu bắt buộc)
  • Giấy ủy quyền + CCCD công chứng của người được ủy quyền nến không phải là Chủ sở hữu tự nộp

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự thành lập doanh nghiệp lại tương đối tốn chi phí hơn là thuê dịch vụ. Vì sao?

  • Nếu nộp hồ sơ điện tử: Bạn cần có chữ ký số công cộng. Tiền bạn mua chữ ký số thì hơn cả chi phí thành lập doanh nghiệp
  • Nếu bạn nộp hồ sơ giấy: Nếu bạn điền thông tin chưa qua kiểm tra, đối chiếu và có kinh nghiệm thì rất dễ chưa đúng, chưa đầy đủ dẫn đến phải đi tới – đi lui mất thời gian và chi phí do hồ sơ chưa đúng yêu cầu bổ sung

Sau đây là quy trình, thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên chuẩn.

Quy trình – Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Sau đây, Kế toán Vạn Phúc xin liệt kê các bước trong Quy trình – Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ theo biểu mẫu theo quy đinh thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các thông tin giấy tờ như sau:

  1. CCCD công chứng còn hiệu lực
  2. Tên công ty: Sẽ phải kiểm tra để không bị trùng, gây nhầm lẫn
  3. Địa chỉ công ty: Chi tiết nhất có thể: Bao gồm số nhà, số tổ/khóm; Ấp/xã/phường… Trường hợp chưa có số nhà phải có xác nhận của đơn vị là chưa cấp số nhà.
  4. Thông tin liên hệ công ty: Số điện thoại
  5. Vốn điều lệ dự kiến
  6. Ngành nghề kinh doanh: Theo quy định mới nhất tại => Tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty

Dựa trên các thông tin trên sẽ tiến hành lên hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chủ sở hữu ký và tiến hành bước tiếp theo

Bước 2: Nộp và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Như đã nói ở trên có 2 phương thức Nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là:

  • Nộp online tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Nộp trực tiếp: Tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Sau 3 ngày làm việc: Không bao gồm ngày nộp, ngày nghỉ theo quy định sẽ trả kết quả, có 2 trường hợp:

  • Hồ sơ hợp lệ: Chấp thuận và trả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Chỉ ra điểm chưa hợp lệ và yêu cầu bổ sung. Bạn phải chỉnh lại và bắt đầu lại “Bước 2: Nộp và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trả kết quả: Có 2 hình thức là

  • Nhận trực tiếp tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Nhận qua đường bưu điện: tiến hành đăng ký nhận kết quả theo mẫu quy định.

Do vậy, để đảm bảo chuyên nghiệp – nhanh chóng và tiết kiệm bạn nên chọn đơn vị thành lập Doanh nghiệp uy tín như Kế toán Vạn Phúc để thành lập doanh nghiệp

Kế toán Vạn Phúc
Kế toán Vạn Phúc

Bạn nghỉ vậy là xong? Sau khi có giấy phép các doanh nghiệp cần mua/đăng ký các sản phẩm/dịch vụ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có.

Bước 3: Khắc con dấu – Biển hiệu

Khắc con dấu – Biển hiệu có cần thiết không?

  • Con dấu công ty: Con dấu tròn doanh nghiệp là bắt buộc phải có – Để xác nhận các chứng từ, hồ sơ
  • Biển hiệu: Chứa các thông tin Tên Doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ và được treo trước địa chỉ trụ sở công ty theo quy định. Nếu không treo có thể bị phạt
  • Các con dấu khác: Không bắt buộc nên nếu cần có thể khắc thêm

Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng của Doanh nghiệp

Nhiều bạn có hỏi có thể sử dụng tài khoản cá nhân đang có được không? Câu trả lời là không được. Công ty Trách nhiệm hữu hạn có nguồn vốn và tài sản riêng theo quy định nên phải sử dụng dạng tài khoản doanh nghiệp.

Cách đăng ký khá đơn giản, Bạn cần chuẩn bị:

  • CCCD bản gốc
  • Giấy phép kinh doanh bản gốc
  • Con dấu tròn công ty

Bạn có thể chọn bất kỳ ngân hàng nào để ra tận nơi để mở tài khoản (một lưu ý là bạn có thể liên hệ trước và gửi thông tin để các bạn ngân hàng soạn trước).

Bước 5: Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số dạng USB có tác dụng giống như con dấu: Dùng để xác nhận các giao dịch điện tử như ký hóa đơn, ký tờ khai thuế, ký nộp thuế, ký tờ khai hải quan ….

chữ ký số - kế toán vạn phúc
chữ ký số – kế toán vạn phúc

Bước 6: Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Hóa đơn điện tử phải đăng ký và được cơ quan thuế chấp thuận thì mới có thể xuất cho khách hàng

Sau khi đăng ký: Trong 2 ngày làm việc sẽ trả kết quả chấp thuận / yêu cầu bổ sung hồ sơ

Một số địa phương cần bổ sung 1 số hồ sơ trước khi chấp thuận phát hành hóa đơn bao gồm:

  • Bản sao giấy phép kinh doanh
  • Bản sao CCCD chủ sở hữu
  • Hợp đồng thuê nhà: thuê địa chỉ trụ sở công ty

Sau khi cung cấp các hồ sơ trên sẽ được chấp thuận cho phép sử dụng hóa đơn điện tử

Bước 7: Đăng ký tài khoản Thuế điện tử và khai thuế ban đầu

Đăng ký tài khoản Thuế điện tử: Dùng để khai thuế – nộp thuế – nhận thông báo của cơ quan thuế.

  • Đăng ký thuế điện tử tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
  • Khai tờ khai môn bài: Có thể khai ngay hoặc chậm nhất là 30/01 năm sau. Thường thì Kế toán Vạn Phúc sẽ khai ngay để giúp khách hàng không phải quên.

Thuế môn bài sẽ được miễn đến 31/12 năm thành lập

Sau khi trải qua 7 bước trên thì mới có thể xem như bạn đã xong phần “Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói

Vậy có cách nào để đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên không? Câu trả lời là có – Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói chủ cần 1 cuộc điện thoại. Kế toán Vạn Phúc sẽ giúp bạn thực hiện 7 bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp với chi phí tốt nhất và tận nhà.

Liên hệ ngay Kế toán Vạn Phúc để được tư vấn ngay hôm nay:

Kế toán Vạn Phúc – 0823.369.333

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập Doanh nghiệp trọn gói

Hỏi: Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH

Trả lời: Vốn điệu lệ của công ty TNHH không quy định tối thiểu và tối đa. Tuy nhiên có 2 lưu ý sau

      1. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì lệ phí môn bài là 2 triệu/ năm. Còn lại là 3 triệu/ năm
      2. Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định – Vốn tối thiểu => Vốn pháp định là gì?

Hỏi: Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Trả lời: Công dân đủ 18 tuổi không thuộc 2 trường hợp sau là có thể thành lập Doanh nghiệp

      1. Không bị giới hạn năng lực hành vi dân sự
      2. Không thuộc trường hợp cấm: Cấm thành lập theo quyết định của tóa án, Công chức – viên chức => xem chi tiết : Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp

Hỏi: So sánh Công ty TNHH và công ty cổ phần và nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Trả lời: nếu bạn có ít hơn 3 thành viên góp vốn thì nên chọn Công ty TNHH và nhiều hơn 3 thành viên thì nên xem xét => So sánh CÔNG TY TNHH và CP. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi. Do vây, vấn đề ngày không cần quá quan trọng.

Kế toán Vạn Phúc còn cung cấp các dịch vụ khác cho doanh nghiệp như sau:

Kế toán Vạn Phúc là người BẠN đồng hành cùng bạn Khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp

4.9/5 - (299 bình chọn)

Công ty TNHH Kế Toán Vạn Phúc

Dịch vụ thành lập công ty tại vĩnh long
icon zalo
0823 369 333 gọi điện thoại
Scroll to Top