So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên: Hay còn gọi chung là công ty TNHH – là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam. Vậy hãy cũng tìm hiểu sự khác nhau và đặc điểm từng loại công ty trong bài viết sau
1. So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên
Bạn đang muốn thành lập công ty và quyết định chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH. Nhưng không biết nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên. vậy hãy cùng CongtyTNHH.vn tìm hiểu điểm giống và khác nhau nhé.
a. Giống nhau
Khi So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên chúng ta sẽ tìm ra được điểm tương đồng giữa 2 loại hình này: đều là Công ty TNHH
STT | TIÊU CHÍ | NỘI DUNG |
1 | Tư cách pháp nhân | Công ty TNHH là một loại hình công ty được pháp luật công nhận là một pháp nhân, có tư cách pháp nhân độc lập. Điều này có nghĩa là công ty TNHH có khả năng sở hữu tài sản, thực hiện các hợp đồng, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính và pháp lý, và có thể khởi kiện và bị khởi kiện trong tên của chính công ty TNHH. Tư cách pháp nhân còn giúp công ty TNHH có thể tồn tại độc lập với các chủ sở hữu cá nhân và tồn tại theo thời gian dài hơn. |
2 | Giới hạn trách nhiệm | Một trong những đặc trưng của công ty TNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn) là giới hạn trách nhiệm của các thành viên. Theo đó, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mức độ đóng góp của mình vào vốn điều lệ của công ty, không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Điều này có nghĩa là nếu công ty gặp khó khăn tài chính, các thành viên sở hữu chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền đã đóng góp vào công ty mà không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào khác. Điều này giúp bảo vệ các thành viên không bị mất quá nhiều tiền nếu công ty gặp khó khăn. Tuy nhiên, giới hạn trách nhiệm này không áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc đạo đức do các thành viên thực hiện trong quá trình kinh doanh của công ty. |
3 | Ngành nghề kinh doanh | Công ty TNHH có thể kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau, tùy vào mục đích thành lập và đăng ký kinh doanh của công ty |
4 | Quyền và nghĩa vụ thuế | Công ty có quyền và nghĩa vụ thuế giống nhau |
5 | Quy định pháp luật | Các quy định về Công ty TNHH đêu được áp dụng theo Luật doanh nghiệp 2020 |
Như vậy các đặc điểm cơ bản và đặc trưng để công ty TNHH được phổ biến đều giống nhau, do vậy chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau khi So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên.
b. Khác nhau
TIÊU CHÍ | CÔNG TY TNHH 1TV | CÔNG TY TNHH 2TV |
Hội đồng thành viên | KHÔNG có hội đồng thành viên | CÓ hội đồng thành viên |
Số lượng chủ sở hữu | Chỉ có 1 | Từ 2 đến tối đa 50 |
Quyết định | Do chủ sở hữu quyết định | Thông qua biểu quyết của hội đồng thành viên |
Tuy nhiên, Chúng ta vẫn có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi cần thiết. Do vậy việc so sánh các loại hình công ty chỉ mang tính chất tham khảo.
c. Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên
Từ việc so sánh Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên có thể thấy rằng.
- Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên khi: Chỉ có 1 chủ sở hữu
- Nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên khi: Có từ 2 đến 50 chủ sở hữu
2. Công ty TNHH 1 thành viên
Sau khi So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên, Bạn quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên? vậy Công ty TNHH MTV là gì? và có những điểm gì cần lưu ý?
Công ty TNHH MTV là 1 tổ chức kinh doanh được đăng ký theo pháp luật Việt Nam và có 1 chủ sở hữu. Công ty hoạt động theo đúng ngành nghề, địa chỉ và vốn điều lệ đã đăng ký.
Đặc điểm công ty TNHH MTV: là nhưng điểm giống nhau như đã kể trên. Bạn cần quan tâm nhiều nhất đến nghĩa vụ thuế và quyền kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký.
3. Công ty TNHH 2 thành viên là gì?
Sau khi So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên, Bạn quyết định thành lập công ty TNHH 2 thành viên? vậy Công ty TNHH 2 thành viên là gì? có gì cần lưu ý.
Cũng giống như Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2 thành viên là tổ chứng kinh doanh nhưng có từ 2 đến tối đa 50 chủ sở hữu, chủ sở hữu này có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Đối với công ty TNHH 2TV bạn ngoại trừ quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của công ty. Bạn cần phải quan tâm đến việc quản lý minh bạch trách các mâu thuẩn trong hội đồng thành viên.
Bài viết So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên đến đây là hết rồi, mọi góp ý, câu hỏi xin hãy để lại bình luận bên dưới. Trân trọng cám ơn.